Cốc nguyệt san MTcup – xoá tan nỗi lo ngày đèn đỏ

Tạm biệt nỗi lo tràn băng, viêm nhiễm, “đánh bay” mùi hôi khó chịu, cốc nguyệt san MTcup chính là bảo vật hoàn hảo thay thế cho sản phẩm băng vệ sinh lỗi thời, chăm sóc “em gái” trong ngày đèn đỏ.

 

Cốc nguyệt san – cuộc cách mạng thay đổi ngày đèn đỏ của phụ nữ

 

Cách đây 6 năm, khi không thể tìm được một hộp băng vệ sinh giữa lòng thành phố Vancouver – Canada, Thảo Trang (du học sinh, 24 tuổi) đã miễn cưỡng sử dụng cốc nguyệt san để thay thế tạm thời. “Thế mà mình đã gắn bó với cốc nguyệt san từ đó tới giờ rồi đấy. Ai chưa dùng cốc (nguyệt san) thì còn thấy lo lắng, chứ đã “dám” thử một lần là không muốn quay về băng vệ sinh đâu.” – Cô gái 9X dí dỏm nói.

f:id:mycupcns:20191227161749j:plain

Ở Việt Nam, cốc nguyệt san bắt đầu xuất hiện từ năm 2014, nhưng cho tới nay, sản phẩm này vẫn chưa được biết đến rộng rãi như tại các nước phương Tây.

Cùng chung trải nghiệm với Thảo Trang, Minh Thảo – CEO Minh Thao Jsc. chia sẻ: “Trong suy nghĩ của hầu hết phụ nữ Việt Nam, “ngày đèn đỏ” không khác gì “con quỷ” ẩn mình, chờ tới ngày trỗi dậy: nào là sóng thần cuộn trào, nào là những cơn co bóp tử cung kéo dài, nào là mùi hương không mấy dễ chịu từ băng vệ sinh. Nhưng nếu sử dụng cốc nguyệt san, “con quỷ đỏ” sẽ biến mất hoàn toàn, đơn giản vì cốc nguyệt san được sinh ra để khắc phục tất cả vấn đề nêu trên.”

Cơ chế hoạt động của cốc nguyệt san như sau: Cốc silicone được đặt vào trong “em gái”, thành cốc đặt sát cổ tử cung để “đỡ” máu chảy ra. Vậy nghĩa là, tử cung không cần co bóp quá nhiều để đẩy máu ra và các cơn đau bụng do “hành kinh” sẽ chấm dứt. Máu sẽ được tạm thời giữ lại trong cốc, không tiếp xúc với không khí và các hoá chất trong băng vệ sinh nên không thể gây mùi khó chịu, đồng thời hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm thường thấy. Vậy nên, một khi đã dùng cốc nguyệt san, rất ít chị em muốn quay lại sử dụng băng vệ sinh hay tampon như trước kia.

Những cải tiến đột phá của cốc nguyệt san là lý do sản phẩm này được phụ nữ các nước phương Tây đặc biệt ưa chuộng.

Tuy nhiên, có một rào cản lớn là, hầu hết các loại cốc nguyệt san xuất hiện trên thị trường Việt Nam hiện nay đều được thiết kế dựa trên cơ địa phụ nữ Âu Mỹ, không tương thích với cơ thể phụ nữ Á Đông nên rất nhiều chị em chưa hoàn toàn tin tưởng sản phẩm mới lạ này.

 

Nhỏ, mềm mại, vừa khít – Đó chính là cốc nguyệt san MTcup

 

Nguyên nhân phổ biến khiến nhiều chị em Việt Nam “e dè” với cốc nguyệt san là sợ đau. Nhưng nếu đã từng trải nghiệm, các chị em sẽ biết, cốc nguyệt san MTcup không hề tạo ra cảm giác đau đớn. Được làm từ silicon y tế mềm mại, bề mặt mịn màng, MTcup dễ dàng được gấp nhỏ lại để khi đưa vào trong, cốc sẽ tự động “bung ra” và vừa khít “em gái”. Chưa hết, kích thước cốc nguyệt san MTcup không lớn như dòng sản phẩm dành cho phụ nữ Âu Mỹ, và chiều dài trung bình của cốc vừa khít với độ dài “em gái” của phụ nữ Việt Nam, nên không tạo cảm giác thừa thãi, vướng víu khi sử dụng.

f:id:mycupcns:20191227161802j:plain

Cốc nguyệt san MTcup có 2 mẫu: mẫu A (dài 79 mm, thể tích 30.2ml) dành cho những bạn nữ chưa sinh con, mẫu B (dài 78.75 mm, thể tích 35.2ml) dành cho phụ nữ đã sinh con.

Vậy chất lượng cốc nguyệt san MTcup có tương đương với các loại cốc nguyệt san dành cho phụ nữ Âu Mỹ không? Câu trả lời là có. Cốc nguyệt san MTcup được sản xuất bởi tập đoàn Diva International Inc. (Canada) – đơn vị sở hữu sản phẩm Divacup nổi tiếng của Canada, với kinh nghiệm sản xuất 20 năm và dây chuyền công nghệ hàng đầu thế giới. Còn gì phải lo nữa đâu?

Diva International Inc. là nhà sản xuất độc quyền cho dòng sản phẩm cốc nguyệt san MTcup của Minh Thảo Jsc.

Giấy chứng nhận đảm bảo an toàn sức khoẻ được chính phủ Canada cấp cho cốc nguyệt san MTcup do Diva International Inc. sản xuất.

Chưa hết, cốc nguyệt san MTcup là giải pháp tối ưu về kinh tế dành cho chị em. Một chiếc cốc với mức giá 790,000 VNĐ có thể sử dụng trong 5 – 7 năm, nghĩa là, chi phí trong 1 năm chỉ khoảng 150,000 VNĐ, và chi phí cho mỗi tháng đèn đỏ chỉ là 12,500 VNĐ. Nhưng nếu sử dụng băng vệ sinh thì sao? Chi phí cho mỗi tháng đèn đỏ trung bình 60,000 VNĐ – 80,000 VNĐ, đắt gấp 5 lần so với cốc nguyệt san, chưa kể tới “phí môi trường” khi thải ra hàng ngàn băng vệ sinh, tampon trong suốt thời gian dài. Vậy chẳng có lý gì để từ chối một giải pháp tiết kiệm chi phí, hiệu quả, mà lại bảo vệ môi trường như vậy phải không?